Thủ phạm khiến thận tổn thương nghiêm trọng
Thận là cơ quan có rất nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu và cân bằng độ pH trong cơ thể.
Không uống đủ nước:
Chức năng quan trọng nhất của thận đó là lọc máu và loại bỏ các chất độc cũng như các chất thải cặn bã. Khi bạn không uống đủ nước lọc trong ngày, các chất độc và chất thải cặn bã bắt đầu tích tụ và có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.
Ăn nhiều muối:
Cơ thể cần natri (hay chính là muối) để hoạt động một cách chính xác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hấp thụ quá nhiều muối, điều đó có thể làm tăng huyết áp và tạo ra nhiều áp lực lên thận. Giống như nguyên tắc của ngón tay cái, chỉ nên hấp thụ không quá 5 gram muối mỗi ngày.
Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga:
Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.
Uống trà đặc sau khi uống rượu:
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.
Nhịn tiểu:
Nhiều người trong chúng ta thường nhịn tiểu bởi vì họ quá bận rộn hoặc muốn tránh phòng vệ sinh công cộng. Nhịn tiểu một cách thường xuyên làm tăng áp suất nước tiểu và có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không kiểm soát.
Thiếu vitamin và các khoáng chất:
Nhiều sự thiếu hụt có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hay suy thận. Chẳng hạn như vitamin B6 và magie là các chất cực kì quan trọng nhằm giảm bớt sỏi thận.
Hấp thụ quá nhiều protein động vật:
Hấp thụ quá nhiều protein, đặc biệt là thịt đỏ làm tăng hàm lượng chuyển hóa trong thận. Vì vậy có nhiều protein trong chế độ ăn của bạn đồng nghĩa với việc thận phải làm việc nhiều hơn và theo thời gian điều này có thể dẫn đến tổn hại thận hay rối loạn chức năng.
Ăn rau quả không phù hợp:
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khỏe. Kali có trong rau thường được coi là chất hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp tự nhiên ,tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài nó lại có thể làm tổn thương thận đối với những người có vấn đề về chức năng thận.
Thiếu ngủ:
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Sự thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn tới nhiều căn bệnh và các bệnh về thận cũng nằm trong danh sách đó. Trong thời gian ban đêm, cơ thể hồi phục lại tế bào thận đã bị tổn thương, vì vậy hãy cho cơ thể thời gian để tự chữa lành và hồi phục.
Uống cà phê: Cũng giống như muối, caffein có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận của bạn. Uống cà phê quá nhiều sẽ không tốt cho thận của bạn.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Có quá nhiều người dùng thuốc giảm đau mặc dù chỉ là những cơn đau nhỏ, trong khi đó lại có sẵn rất nhiều phương thuốc hoàn toàn từ tự nhiên mà lại an toàn. Sử dụng quá mức hay lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng cho gan và thận.
Sử dụng đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn thật sự là một chất độc hợp pháp nhưng nó lại tạo ra nhiều sức ép lên thận và gan.
Bánh mì ngọt: Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mì và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.
Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn: Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành ‘vô hiệu hóa’
Bác sĩ Eben Alexander
Giảng viên Đại Học Y Harvard
Related posts
Phong Thủy Huyền Không
THÔNG BÁO
Viện Đồng Nhân thông báo khai giảng Khoá học PHONG THỦY BÁT TRẠCH VÀ HUYỀN KHÔNG PHI TINH
- KHAI GIẢNG : 16 giờ 30 – Thứ 5 ngày 13- 06- 2019.
- Thời gian học chính thức: 19h-22 giờ tối thứ 5 hàng tuần.
- Anh chị nào đăng ký học vui lòng liên hệ ghi danh.
Hotline: 0995844299
24 sơn hướng trong phong thủy
24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn
Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa (trung cung) nên không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mỗi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn.
Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mỗi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mỗi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn – Khôn – Cấn – Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau:
– Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ
– Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN
– Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT
– Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ
– Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH
– Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN
– Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN
– Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái, sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế.
Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ;
Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mỗi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mỗi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn.
Tọa độ của 24 hướng trên la bàn
Chính Hướng và Kiêm Hướng
Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa, vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long). Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mỗi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5), nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên phải của hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi.
Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng 3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều, nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng hầu biến hung thành cát mà thôi.
Tam nguyên long
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:
– THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
– ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
– NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác).
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mỗi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.
– Thí dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ĐINH 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ được nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm hướng.
Ăn Sao Cho Đúng
Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất
Ăn sao cho đúng
Có thực mới vực được đạo. Ăn thì ai cũng phải ăn. Nhưng lắm khi sinh bệnh không vì miếng ăn mà vì cách ăn. Nói có sách mách có chứng, ở CHLB Đức rõ ràng không thiếu bệnh viện chuyên khoa với công nghệ tiên tiến, cũng không thiếu thuốc đặc hiệu. Ấy vậy mà hàng năm vẫn có cả chục ngàn người tìm các tu viện cổ kính ở tiểu bang Badem-Wurtemberg để học cách… ăn!
Sở dĩ như thế không dưới 60% bệnh nhân bên đó quyết liệt đòi hỏi được điều trị bằng liệu pháp sinh học thay vì với thuốc hóa chất tổng hợp. Thêm vào đó, hơn 70% thầy thuốc ở Đức trước sau vẫn trân trọng kinh nghiệm của y học dân gian. Đó là lý do tại sao hàng trăm ngàn bệnh nhân ở Đức thường xuyên tham gia chương trình nghỉ dưỡng trong các tu viện để được chăm sóc sức khỏe với nước khoáng, dược thảo, món ăn… theo kinh nghiệm của các thầy thuốc đồng thời là thầy tu. Nhiều bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc bên đó, đều nằm lòng nhiều bài thuốc dược thảo gia truyền của nữ tu Hildegard von Bingen, thay vì chuộng lối dùng thuốc theo kiểu đau đâu chữa đó để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Bên mình thì phản ứng phụ của thuốc dường như vẫn còn là chuyện trà dư tữu hậu!
Nếu tưởng thầy dòng ở xứ làm xe BMW chữa bệnh mát tay nhờ biết cách “tiếp thị” đặc sản nào đó theo kiểu độc quyền “made by thầy tu” thì sai. Cái hay của thầy thuốc mặc áo dòng bên Đức chính là biện pháp hướng dẫn cho “khách hàng” về cách ăn uống sao cho đừng mang bệnh vào thân. Theo các thầy tu trên quê hương của Goethe, nhiều trường hợp mắc bệnh một cách oan uổng, dù tính cho cùng chẳng oan chút nào, là vì gia chủ:
1. Ăn quá nhanh đến độ mỗi miếng ăn không được nhai tối thiểu 10 lần. Thức ăn vì thế xuống đến bao tử ở dạng khó được hấp thu. Hậu quả là ăn có thể nhiều nhưng hưởng chẳng bao nhiêu!
2. Ăn trong trạng thái quá căng thằng vì mang theo công việc lên bàn ăn nên tuyến yên không trung hòa nổi lượng nội tiết tố thặng dư do stress. Hậu quả là lượng nước chua trong dạ dày được bài tiết quá sớm trước bữa rồi sau đó quá trễ sau bữa ăn, nghĩa là lúc bao tử còn trống. Dạ dày vì thế dễ bị viêm loét. Đã vậy nếu gia chủ ăn khi đang bực bội hay buồn rầu thì không cần học bói dịch cũng biết sớm muộn cũng gặp hạn “quan lang”!
3. Quên uống ly nước lớn trước bữa ăn ít phút, hay chọn món canh khai vị, để nhờ nước vừa pha loãng dịch vị, vừa giúp bao tử xay nhuyễn thức ăn, thay vì lúc nào cũng phải rồ ga vì gặp hàng cứng rồi mau cháy máy!
4. Ăn một lần quá no khiến trái tim sau đó phải gồng mình bơm thêm máu đến trục tiêu hóa rồi đành bỏ quên nơi khác như não bộ, thành tim, đáy mắt… Chính vì thế phải ăn chầm chậm, ăn vừa đủ no nếu đã thiếu máu cơ tim, đã bị bệnh võng mạc. Với người ăn quá nhanh, đến khi có được cảm giác no thì lượng thức ăn đã quá tải trong dạ dày.
5. Dùng nhiều thực phẩm sống trong bữa cơm chiều để rồi suốt đêm khó ngủ vì hiện tượng lên men trong khung ruột. Đó là chưa kể hậu quả lâu dài trên trục thần kinh – nội tiết – biến dưỡng vì các cơ quan nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng… ngày nào cũng phải tăng năng suất.
6. Không lưu ý về quân bình giữa thực phẩm gốc động vật và rau quả tươi theo tỷ lệ món đỏ đừng hơn phân nửa món xanh, thậm chí chỉ 1/3 càng tốt, để độ pH trong máu đừng quá chua rồi kéo theo rối loạn biến dưỡng.
7. Hay tráng miệng bằng món quá ngọt ngay sau bữa ăn khiến tụy tạng mau mệt nhoài vì đã bù đầu với việc điều chỉnh lượng đường huyết ngày nào cũng bội tăng mấy chục lần.
8. Không cho cơ quan cơ quan trọng yếu giữ nhiệm vụ giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột có dịp nghỉ xã hơi nhờ không phải đối đầu với độc chất ngoại lai hay phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng. Đáng tiếc vì biện pháp tương đối đơn giản. Đó là nhịn đói ít ngày trong tháng, hay một ngày trong tuần, hay vài ngày trong tuần chỉ ăn một bữa.
9. Ăn nhậu là tiếng kép. Đừng uống rượu mà không ăn. Nên nhớ là lượng thức ăn khi “vô” giữ vai trò chất độn để nhờ đó giảm độ hấp thu của rượu vào máu.
10. Nhậu nhẹt cũng là tiếng kép. Thầy tu bên Đức không cấm nhậu, miễn là đừng nhậu đến… nhẹt! Trong chương trình dinh dưỡng của các nhà dòng bao giờ cũng hoan nghênh ly rượu vang đỏ hay cốc bia đen sau mỗi bữa ăn. Kẹt một nổi là ở xứ mình nhiều người vẫn chưa phân biệt được giữa một ly với một chai rượu mạnh hay một két bia!
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ắt hẳn đã có cơ sở vững chắc khi quả quyết sai lầm trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân của tối thiểu 70% bệnh chứng nghiêm trọng. Không cần dông dài, khỏi cần thống kê cũng hiểu tại sao nhiều bệnh chứng nghiêm trọng như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng… lại có tỷ lệ cao đến thế ở nước ta! Không cần dông dài cũng hiểu tại sao doanh nhân là miếng mồi ngon của nhiều bệnh chứng chỉ vì mấy ai tránh khỏi ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, uống nước không đủ… Đáng tiếc vì ăn thì ai cũng phải ăn nhưng do cách ăn mà sinh bệnh thì đúng là vụng về đến độ đáng trách.
Không……Nhưng Nên Làm…!
Sức khõe là một thứ rất ư là quý giá nhất trên đời, không có thứ gì có thể đánh đổi được.
CỬA CHÍNH PHẢI HÀI HÒA ÂM DƯƠNG.
Muốn có cửa chính phù hợp phong thuỷ thì cần phải có sự hài hòa âm dương và tránh trực xung.
Thân Mời Quý Anh Chị Em
Tham dự buổi tiệc kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Đồng Nhân và Sinh Nhật Viện Trưởng
VIỆN ĐỒNG NHÂN trân trọng Thân mời tất cả các anh chị em học viên của Viện cùng quý khách mời đến dự buổi Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Đồng Nhân và Tiệc Sinh nhật của Viện Trưởng Vân Thanh Đức Phú.
Thời gian: 18h ngày 04/08 /2019 .
Địa điểm: tại Nhà hàng tiệc cưới- trung tâm Hội nghị GRAND PALACE 142/18 Cộng hòa, P14, Q.Tân bình HCM – Sảnh Elite.
Sự hiện diện của Quý Ông/ Bà và Gia đình cùng toàn thể anh chị em học viên là niềm Vinh dự của Viện Đồng Nhân.
Để việc tiếp đón được chu đáo xin vui lòng xác nhận dự tiệc Liên hệ :
0989102878 – 0995844299
Giao Dịch Xã Hội
Ứng dụng những nguyên lý của Dịch và phép tổ chức cơ mật của Trời Đất vào xã hội Nhân Sinh giúp bạn thành công trong mọi tổ chức, điều hành, giao tế cá nhân hay đoàn thể hoặc bất cứ mục tiêu lý tưởng
Màu Sắc Của Mệnh Mộc Theo Phong Thủy
Không gian nội thất dành cho người mệnh Mộc thường có tính ngẫu hứng, sự mộc mạc và yếu tố tự nhiên chủ nghĩa.
Hành Trình Dịch Lý Việt Nam
Dịch Lý là một nền Triết Lý nhân sinh Cổ đại của người Phương Đông, nó đã đóng góp cho nhân loại rất nhiều về mặt Tinh thần lẫn cả Vật chất, Văn hóa – Xã hội – Tôn giáo – Chính trị – Kinh Tế, luôn cả trong lĩnh vực Y bao gồm: Y Đạo, Y Đức, Y Thuật v.v…
Dịch lý được chứng minh, chiêm nghiệm bằng những công thức khoa học tân kỳ, diệu dụng, nhằm thỏa mãn tối đa mọi thắc mắc cho nhu cầu cuộc sống của bạn về tiên đoán, tiên lượng, tiên liệu, tiên tri, tiên giác…
THỨ TỰ HỌC :
HÀNH TRÌNH 1 : DỊCH LÝ NHẬP MÔN
§ – Bộ môn TRIẾT DỊCH : (Lý thuyết căn bản)
(Biến Hóa Lý Học Tổng Quát)
Dịch lý được trình bày theo phương pháp triết học hiện đại, thích hợp với các Bạn có nhiều suy tư về Triết Lý, Đạo Lý, Chân Lý, Khoa Học, Xã Hội, Nhân Sinh… Lý giải cặn kẽ để các bạn theo tinh thần Văn Minh Dịch Lý Việt Nam.
§ – Bộ môn GIAO DỊCH XÃ HỘI : Triết Lý Nhân Sinh
(Phép tổ chức thành công trên đường Đời – Đạo)
Ứng dụng những nguyên lý của Dịch và phép tổ chức cơ mật của Trời Đất vào xã hội Nhân Sinh giúp bạn thành công trong mọi tổ chức, điều hành, giao tế cá nhân hay đoàn thể hoặc bất cứ mục tiêu lý tưởng vĩ đại hay nhỏ nhặt nào mà hằng ngày bạn đang phải sống chết với nó.
(Phải học qua 2 môn Triết Dịch và Dịch Lý Báo Tin rồi mới có thể Giao Dịch Xã Hội tối ưu).
HÀNH TRÌNH II : CHIÊM NGHIỆM LÝ DỊCH
§ Bộ môn DỊCH LÝ BÁO TIN :
(Thực hành chứng minh trong mọi sinh hoạt đời thường)
Dịch lý được chứng minh, chiêm nghiệm bằng những công thức khoa học tân kỳ, diệu dụng, nhằm thỏa mãn tối đa mọi thắc mắc cho nhu cầu cuộc sống của bạn về tiên tri, tiên giác, tiên đoán, tiên lượng, tiên liệu.
(Phải học qua môn Triết Dịch rồi mới học Dịch Lý Báo Tin, hoặc học cùng lúc hai môn).
§ Bộ môn DỊCH Y ĐẠO :
(Chứng minh nguyên lý biến hóa bệnh tật trong vũ trụ và con người)
Lý giải đầu mối của Y Lý là Dịch Lý và áp dụng Dịch trong Y. Giúp bạn yêu thích ngành Y sâu sắc hơn trong nghề nghiệp và có khả năng sáng tạo cho mình một Y đạo tuyệt vời, lý giải được mọi Y thuật, Y học, Y Lý Đông Tây xưa nay.
- Phải học qua ba môn trên mới vào Dịch Y Đạo được, trung bình mỗi môn học trong ba tháng (Mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 2 giờ) có thể co giãn thời gian tùy ở trình độ mỗi bạn.
HÀNH TRÌNH III : TRUYỀN BÁ DỊCH LÝ
Đặc biệt dành cho một vài bạn đã chứng đắc Dịch Lý qua đủ các môn học trên và nay có ý chí cao xa tự nguyện muốn truyền bá Dịch Lý Việt Nam, theo đúng chương trình giảng huấn thống nhất với tư cách là giảng viên, giảng sư Dịch Lý Việt Nam.
Chú ý:
- Thời gian học không nhất định, kỳ đến khi nào bạn có đủ khả năng tự lập Giáo trình, Viết bài, Giảng bài, Chấm bài, Đối luận với học viên ở mọi trình độ.
Chất Xơ
Chất xơ
Hỏi
Tôi cứ nghe nói rằng chất xơ rất tốt cho sức khỏe và có thể làm giảm chất béo trong máu. Tôi bị cao mỡ đã hơn năm nay và đang uống thuốc để hạ mà vẫn còn cao. Vậy tôi có nên ăn thêm chất xơ không và ăn những thức ăn nào để có chất xơ. Năm nay tôi đã hơn 60 tuổi rồi và đọc tuần báo Trẻ mỗi tuần.
– Nguyễn Thị Mai (Sachse)
Đáp
Thưa bà,
Chất xơ là một hỗn hợp chất tinh bột nằm trong màng tế bào của các loại thực vật.
Có 2 loại chất xơ:
– Loại không hòa tan trong nước, có trong các loại hạt nguyên trạng, vỏ các loại hạt, rau, trái cây. Các chất này hút rất nhiều nước.
– Loại hòa tan trong nước, có trong rau trái, gạo đỏ, yến mạch oats, lúa mạch (barley).
Nói chung, chất xơ có nhiều trong:
– Lá xanh của các loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ;
– Thực vật tươi, không chế biến
– Vỏ các loại hột và vỏ rau trái cây;
– Hạt nẩy mầm (giá đậu).
Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào thì chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều người tin theo và khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ý. Chúng tôi xin tóm lược như sau để bà cũng như độc giả tuần báo Trẻ đọc, cho vui.
1. Chất xơ với táo bón:
Vì không hòa tan trong nước và khi được ăn với nhiều nước, chất xơ có thể là môn thuốc an toàn và hữu hiệu để phòng tránh bệnh táo bón. Nó làm mềm và tăng lượng phân để bộ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khi vào đến ruột già, nó được vi sinh vật tranh nhau ăn, tạo ra nhiều hóa chất có hơi (gas). Các hơi này kích thích ruột già làm người ta mót “đi cầu”. Một nhận xét cụ thể là trâu bò ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ nên phẩn rất to và mềm.
2. Chất xơ với bệnh viêm túi ruột già:
Trên vách ruột già thường nổi lên những túi nhỏ tý tẹo, mà theo bác sĩ Lauren V. Ackerman của đại học Nữu Ước thì hầu như người lớn nào cũng có. Mỗi khi thức ăn bị ngưng đọng trong những túi đó thì gây ra tình trạng viêm túi ruột già (diverticulosis).
Vì không hòa tan trong nước, chất xơ có thể ngăn ngừa sự thành hình các túi nhỏ đó bằng cách giảm thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng của ruột già trong việc tống khứ chất phế thải.
Tại Western General Hospital bên Ái Nhĩ Lan, người ta có thể ngăn ngừa sự tái phát ở bệnh nhân mới giải phẫu bệnh viêm túi ruột bằng cách cho ăn nhiều chất xơ.
3. Chất xơ với ung thư ruột già:
Ung thư ruột già hiện giờ đứng hạng thứ nhì trong các loại ung thư ở Mỹ và gây tử vong cho nhiều chục ngàn người mỗi năm. Dinh dưỡng đã được nhắc nhở đến như một cách để phòng ngừa bệnh này.
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế công tư khác chủ trương và khuyến khích bằng cách giảm tiêu thụ chất béo và tăng thực phẩm có chất xơ. Các khuyến cáo này được kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ.
Có hàng chục cuộc khảo sát đã chứng minh chất xơ có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư ruột già. Một cuộc nghiên cứu ở bệnh viện Nữu Ước năm 1989 cho thấy là chất xơ ngăn chận sự xuất hiện của các mụn thịt thừa (polyp) ở ruột già và hậu môn. Những mụn này có khuynh hướng phát triển thành bướu ung thư.
Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyên nên dùng từ 25- 30 gr chất xơ mỗi ngày.
4. Chất xơ với bệnh tim mạch:
Bác sĩ James Anderson của Đại Học Y khoa Kentucky, Hoa Kỳ đã dành nhiều chục năm nghiên cứu công dụng chất xơ với bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo ông ta, chất xơ nhất là từ lúa mạch, giảm cholesterol bằng cách làm gan bớt chế tạo mỡ béo LDL và tăng HDL.
Một nghiên cứu khác cho người tình nguyện ăn nhiều bơ thì cholesterol lên rất cao, nhưng khi thêm chất xơ vào khẩu phần thì cholesterol giảm xuống tới 20%. Cholesterol cao trong máu đã được coi như nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch và là đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học cũng như câu chuyện để nói khi mọi người gặp gỡ.
5. Chất xơ với bệnh tiểu đường:
Tiểu đường là một nhóm bệnh trong đó đường glucose ở máu lên cao. Bệnh này do hoặc thiếu Insulin hoặc giảm tác dụng của Insulin trong cơ thể. Bệnh rất phổ biến và đưa đến nhiều điều không tốt cho sức khỏe, khả năng làm việc, phẩm chất đời sống con người. Nó cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia vì số bệnh ngày càng gia tăng, người bệnh hoạn nhiều, rất tốn kém cho sự chăm sóc lâu dài.
Theo kết quả các nghiên cứu của các bác sĩ James W. Anderson, thực phẩm có chất xơ có nhiều khả năng bình thường hóa đường trong máu, giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của Insulin. Theo ông ta, loại chất xơ hòa tan trong nước rất công hiệu vì nó tạo ra một lớp keo (gel) lỏng ngăn không cho đường hấp thụ vào ruột và có thể làm giảm đường trong máu tới 30%.
Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay bị chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Bác sĩ Anderson cho hay chất xơ có thể làm giảm loại mỡ này và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL.
6. Chất xơ với bệnh mập phì:
Người bị phì mập thường vì ăn nhiều, nhất là chất mỡ, mà lại không sử dụng, nên năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Tiết chế ăn uống là điều cần thiết để giảm ký.
Phần nhiều thực phẩm giàu chất xơ đều nghèo chất béo, không có chất dinh dưỡng cho nên là món ăn lý tưởng cho những người muốn xuống cân.
Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ cần thời gian lâu hơn để ăn nhai, không được tiêu hóa và hấp thụ ở bao tử, thường làm người ta no mau và no lâu, do đó giảm nhu cầu ăn nhiều, một điều kiện để khỏi mập phì.
Chất xơ thiên nhiên có công hiệu hơn viên chất xơ.
7. Chất xơ với bệnh ung thư vú:
Một nghiên cứu mới đây của Hội Sức Khỏe Mỹ Quốc (American Health Foundation) ở thành phố Nữu Ước cho thấy là cám lúa mì (wheat bran) rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước, có khả năng giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Từ đó người ta suy đoán rằng chất xơ trong cám lúa mì có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Các khảo sát về vấn đề này đang còn tiếp diễn.
Coi như vậy thì bà thấy chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Riêng trường hợp của bà thì chúng tôi đề nghị là bà vẫn phải tiếp tục dùng thuốc hạ chất béo do bác sĩ cho toa, đồng thời cũng giảm tiêu thụ chất béo từ động vật và năng vận động cơ thể. Làm được như vậy thì cholesterol sẽ giảm và bà có thể tránh được một số bệnh. Bà nên dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ mà tôi đã nêu ra ở đầu bài viết.
Kính chúc bà và gia đình được mọi sự bình an.
BS Nguyễn Ý Đức
DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não bao quát: Xuất huyết não, nhũn não, co cứng mạch máu não, kẹt động mạch não, xuất huyết vòm dưới màng nhện là của cao huyết áp, xơ hoá động mạch dẫn tới. Đông y học gọi chung là trúng phong. Phát bệnh thường bởi khoảng ba tạng tâm, can, thận sau độ trung tuổi mất sự điều hoà cân bằng âm dương, đến nỗi âm hư dương cang, hoá hoả, sinh đàm, động phong, xuyên ngang kinh lạc, quá lắm thì ép động khí huyết xông lên vùng não.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
- Xuất huyết não: Trung tuổi trở lên có bệnh sử cao huyết áp, xơ hoá động mạch, khởi bệnh nhanh dữ dội, đột nhiên tối tăm ngã nhào, bất tri nhân sự, thở hít có tiếng ngáy, đồng tử không đối xứng (bên bệnh rất to) hoặc co nhỏ, kèm theo có liệt một bên người.
- Nhũn não: Khởi bệnh rất chậm, thường phát hiện liệt một bên người sau khi tỉnh ngủ, tiếng nói không rõ, một vài ngày sau bệnh trạng mới dần dần phát triển đến đỉnh cao.
- Mạch máu não co cứng: Thường đột nhiên liệt nửa người, mất tiếng, đau đầu nôn mửa, co quắp hôn mê, qua mấy ngày sau khôi phục đủ hết, huyết áp thường thấy lên cao.
- Kẹt động mạch não: Thường phát sinh ở người tuổi nhẹ có bệnh sử tâm tạng, huyết áp không cao, khởi bệnh cấp, thường có liệt nửa người, mất tiếng, nhưng thần chí đa số là rõ ràng.
- Xuất huyết vòm dưới màng nhện: Thường phát sinh ở tuổi trẻ, trung tuổi, khởi bệnh cấp, đột nhiên thấy đầu đau dữ dội, nôn mửa, kế là chuyển vào hôn mê, có chứng trạng kích thích màng não, thực nghiệm nâng đầu và nâng đùi dương tính.
- Kiểm tra dịch não tuỷ: Nhũn não, kẹt động mạch não phần lớn đều bình thường; xuất huyết não và xuất huyết vòm dưới màng nhện thường hiện rõ dịch não tuỷ dạng huyết, áp lực đều cao.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Có ba nguyên tắc biện trị trúng phong:
Một là: Phân biệt vị trị bệnh nông sâu. Dựa vào có hôn mê hay không, phân làm 2 loại trúng kinh lạc, trúng tạng phủ.Trúng kinh lạc, trị thì lấy bình can tức phong, hoá đàm thông lạc; trúng tạng phủ, thì phải chọn lấy cấp cứu làm ngay.
Hai là: Phân biệt tà chính hư thực. Đối với trúng tạng phủ, lại cần phân biệt bế, thoát. Bế thuộc thực chứng, lấy khai khiếu làm chủ; thoát thuộc hư chứng, lấy cố thoát làm gấp.
Ba là: Phân biệt tiêu bản chủ thứ của nhân tố bệnh lý. Chứng tiêu là phong, hoả, đàm thiên thịnh, phải tức phong, thanh hoả, hoá đàm; chứng bản là tinh khí âm huyết bất túc, chữa thì lấy bổ ích.
Đối với di chứng để lại về sau như bán thân bất toại, cũng phải dựa vào biểu hiện tà chính hư thực, phân riêng chọn lấy phép khử phong, hoá đàm, hành ứ, thông lạc, hoặc bổ khí, dưỡng huyết, tư ích can thận. Nhưng nói chung phải lấy châm cứu làm liệu pháp chủ yếu.
a. Trúng kinh lạc: Mới bị bệnh, có mất thần, tối tăm ngã nhào nhất thời, hoặc không trải qua tối tăm ngã nhào mà thấy miệng mắt méo lệch, má mặt tê như gỗ, tứ chi tê như gỗ mà nặng trĩu, hoạt động không dễ, quá lắm thì bán thân bất toại hoặc bàn chân, bàn tay co rút cong gấp, đầu huyễn nặng đau, miệng nhiều đờm dãi, lưỡi cứng lời nói mất sự dễ dàng, mạch huyền hoặc tế huyền, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng trơn.
Đó là phong đàm vào lạc. Cách chữa Bình can tức phong, hoá đàm thông lạc.
Bài thuốc ví dụ Thiên ma Câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma 1,5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân, Bạch tật lê 4 đồng cân, Địa long 3 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân, Hy thiêm thảo 5 đồng cân.
Gia giảm:
+ Miệng mắt méo lệch, gia Chê’Phụ tử 1 đồng cân, Chích Toàn yết 1 5 đồng cân.
+ Bàn tay, bàn chân cong cấp, co rút, đau đớn, gia Sú Ngô đồng 5 đồng cân, Chích toàn yết 1,5 đồng cân.
+ Bàn tay, cánh tay nặng, trệ, bất toại, nâng lên không dễ, gia Chỉ mê Phục linh hoàn 3 đồng cân, ngày 2 lần uống.
+ Đầu đau huyễn vận, gia Trân châu mẫu, Mẫu lệ mỗi thứ 1 lạng, Bạch thược 4 đồng cân, Hạ khô thảo 5 đồng cân.
+ Tinh thần tình cảm ngây trệ, gia Trần đảm tinh 1 đồng cân, Chích viễn chí 1,5 đồng cân.
b. Trúng tạng phủ: Tối tăm ngã nhào rất nhanh, bất tri nhân sự, thần mờ tối ngủ ngáy, có kèm bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch, đờm dãi trong miệng, trị liệu trước hết phải cấp cứu, chọn lấy châm cứu, hoặc kết hợp Đông Tây y để thi thố.
(1) Chứng bế: Đàm hoả bế ở trong, tâm thần bị che mờ, chứng thấy hai bàn tay nắm chắc, chi thể cong co, hoặc có co rút, hàm răng cắn chặt, hơi thở thô mà đờm vọt ra, mắt đỏ mình nóng, không có mồ hôi, đại tiện bí, mạch huyền thực hữu lực, rêu lưỡi vàng trơn .
Cách chữa Tức phong, thanh hoả, hoá đàm, khai khiếu.
Bài thuốc ví dụ: Linh dương Câu đằng thang gia giảm. Bột Linh dương giác 2 phân (nuốt uống), Câu đằng 5 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân, Trần đảm tinh 2 đồng cân, Cửu tiết xương bồ 2 đồng cân, uất kim tẩm nước phèn sao 3 đồng cân,Thiên trúc hoàng 3 đồng cân, Hoàng liên 8 phân.
Dùng riêng Chí bảo đan hoặc Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn, đều là mỗi lần 1 viên.
Gia giảm:
+ Phong đàm thiên thịnh, tĩnh mà không bứt rứt, mặt trắng, môi tím, rêu lưỡi trắng trơn, bỏHoàng liên; uống riêng Tô hợp hoàn, mỗi lần 1 viên.
+ Đàm thịnh, trong hầu úng đờm, gia Xuyên bối mẫu 3 đồng cân, dùng riêng Hầu táo tán 2-3 phânđổ vào thuốc sắc uống hoặc dùng Trúc lịch vắt lấy nước cốt róc uống, khi cần phải phối hợp hút đờm.
+ Nếu đàm và hoả đều nặng, mặt đỏ, khí thở thô, mình nóng, vật vã, nôn mửa và nấc, phân bí kết, gia Long đảm thảo 1,5 đồng cân, Đại hoàng 3 đồng cân, Chỉ thực đồng cân, Phong hoá tiên 3 đồng cân, hoặc gia Mông thạch cổn đàm hoàn 5 đồng cân bọc lại sắc.
+ Tân thương, miệng khô, chất lưỡi hồng, gia Sa sâm, Thiên hoa phấn, mỗi thứ 5 đồng cân,Xuyên Thạch hộc 3 đồng cân.
+ Hình ảnh phong nghiêng nặng, chân tay cong câu, co rút, lưỡi cứng, hàm răng cắn chặt, giaSinh Thạch quyết minh 1 lạng, Toàn yết 1,5 đồng cân, Địa long 3 đồng cân.
(2) Chứng thoát: Mắt nhắm, miệng mở, mũi ngáy, bàn tay xèo ra, đái dầm dề, nếu hai gò má sắc hồng, thở dồn, miệng khô, nhiều mồ hôi, chân tay ấm nóng, lưỡi hồng sáng, mạch tế sác là âm thoát; nếu tiến lên xuất hiện sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi mát lạnh, chân tay mát, mạch phục là dương thoát.
Cách chữa Phù chính cố thoát.
Bài thuốc ví dụ Sinh mạch tán gia vị. Nhân sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân, Ngũ vị tử 2 đồng cân, Đoạn Long cốt 5 đồng cân, Đoạn Mẫu lệ 1 lạng.
Gia giảm
+ Dương thoát, gia Chế Phụ tử 3 đồng cân.
+ Nội bế ngoại thoát, phải khai bế cố thoát, cùng một lúc kiêm cố +Hôn mê tỉnh dần, sau khi chứng trạng bế thoát đã được hoãn giải, nên chữa tiêu và bản cùng một lúc, một mặt bình can tiềm dương, tức phong giáng hoả, khoát đàm; một mặt phù chính, dưỡng âm dịch khí huyết.
c. Di chứng về sau.
(l) Khí huyết hư trệ, khô một bên không dùng được, chi mềm không có sức, hoặc có buốt đau tê như gỗ, ngắn hơi nói ít, lười làm không có sức, mạch tế sáp, chất lưỡi có khí tím, điểm ứ, rêu lưỡi trắng nhạt.
Cách chữa Bổ khí dưỡng huyết, hành ứ thông lạc.
Bài thuốc ví dụ: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm. Hoàng kỳ 4 đồng cân hoặc Hồng sâm tu 1,5 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Kê huyết đằng 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân, Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 2 đồng cân, Quảng địa long 3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Chi thể tê như gỗ, nặng trĩu, co quắp, đau nhói, gia chừng Bào Sơn giáp 2 đồng cân, Hy thiên thảo 3 đồng cân, Chích Toàn yết 1.5 đồng cân, Chế Nam tinh 1 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân.
+ Chân tay phát lạnh, cơ bắp không sử dụng được gia Chích Quế chi 1 đồng cân.
(2) Can hận khuy hư. Tiếng nói không, ra chân tay mềm yếu liệt một bên, buốt tê không sử dụng được, chi dưới teo kiễng (nhón gót lên) không dùng được, trong miệng chảy dãi, đầu xoay, mặt đỏ, hoặc thần thức ngây trệ, chất lưỡi hồng nhuận, mạch tế.
Cách chữa Bồi bổ can thận.
Bài thuốc ví dụ Địa hoàng ẩm tử gia giảm. Can Địa hoàng 5 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân, Thạch hộc 3 đồng cân, Nhục thung dung 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân, Thục phụ tử 1 đồng cân, Đỗ trọng 4 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân.
Gia giảm:
+ Miệng khô, chất lưỡi hồng, bỏ Phụ tử; gia A giao 3 đồng cân, Quy bản 5 đồng cân.
+ Chân lạnh, gia Nhục quế 5 phân.
+ Thần thức ngây trệ, gia Thạch xương bồ 1,5 đồng cân, Chích Viễn chí l,5 đồng cân.
2. Chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm:
(l) Trúng tạng phủ.
Chứng bế Nhân trung, Liêm tuyền, Lao cung, Dũng tuyền, Thập nhị tỉnh.
Chứng thoát Bách hội, Nội quan, Hợp cốc, Quan nguyên (cứu), Túc tam lý, Tam âm giao.
(2) Trúng kinh lạc và di chứng về sau. Chi trên bại liệt: Trị than 1 – Trị than 2 Khúc trì thấu Thiếu hải, Trị than 3 Hợp cốc thấu Lao cung Chi dưới bại liệt: Hoàn khiêu, Than tẩu (ở giữa rãng háng xuống 6 thốn) Phong thị, Tư cường, trị than 5, Giải khê, Thái xung. Miệng mắt méo lệch Tán trúc thấu Ngư yêu, Tứ bạch thấu Nghinh hương, Địa thương thấu Giáp xa, Ế phong, Hạ quan. Lưỡi cứng không nói: Á môn, Thông lý, Kim tân, Ngọc dịch (xuất huyết) . Liêm tuyền, Chiếu hải. Nuốt xuống khó khăn: Á môn, Liêm Liêm tuyền, Chiếu hải , Hợp cốc, Thiên đột, Tam âm giao (châm á môn đều đâm đứng kim sâu 2,5 thốn, khi có cảm ứng toàn thân thì rút kim).
Giai đoạn trúng phong hôn mê, chứng bế dùng phép kích thích nặng, mỗi ngày có thể châm kim 2 – 3 lần. Chứng thoát cần kích thích nhẹ một ít. Cứuhuyệt Quan nguyên phải dùng mồi ngải lớn, có thể cứu liền hơn mười mồi tới mấy chục mồi.
b. Nhĩ châm: Bì chất hạ, Não điểm, Chẩm, Ngạch, Thần môn, Tâm và vùng tương ứng.
Bài thuốc tham khảo
1. Đại hoạt lạc đan: Bạch hoa xà, ô tiêu xà, Uy linh tiên, Thảo ô, Băng phiến, Thiên ma, Toàn yết, Mahoàng, Khương hoạt, Nhục quế, Đại hoàng, Mộc hương, Trầm hương, Chích Nhũ hương, Chích một dược, Đinh hương, Địa long, Tê giác, Huyết kiệt, Xạ hương, Ngưu hoàng nhóm thành. Theo đúng phép bào chế, nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 1 viên, một ngày 2 lần. Dùng ở di chứng sau trúng gió, bán thân bất toại
2. Hy đồng hoàn: Hy thiêm thảo, Sú Ngô đồng diệp. Hai vị bằng nhau. Chế thành thuốc viên. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần. Trị trúng gió liệt nửa người, lại có thể tác dụng dự phòng trúng gió cho người bệnh cao huyết áp.
3. Chỉ mê Phục linh hoàn: Phục linh hoàn: Phục linh, Chỉ xác, Khương Bán hạ, Phong hoá tiêu.
4. Chí bảo đan: Xem ở bài Gan xơ hoá, Hôn mê gan.
5. Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn: Xem ở bài Viêm gan lây lan.
6. Tô hợp hương hoàn: Xem ở bài Viêm túi mật mạn tính.
7. Hầu táo tán: Hầu táo 4 đồng cân, Linh dương giác đồng cân, Xạ hương 4 phân, Nguyệt thạch 1 đồng cân,Trầm hương 1 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng cân, Thanh mông thạch 1 đồng cân, Thiên trúc hoàng 2 đồng cân, các thứ đều lấy bột mịn sạch, trừ Xạ hương, Trầm hương ra ngoài, trước hết đem bột mịn thuốc còn lại đó trộn rất đều, nghiền đến cực mịn, tiếp theo thêm vào bột mịn của hai vị Trầm hương, Xạ hương trộn đều, cho vào bình nút kín lại. Cách dùng Ngày uống 1-2 phân, dùng nước đun sôi để ấm ngoáy uống. Công dụng Thạnh hoá đàm nhiệt, trấn kinh khai khiếu. Chứng thích ứng Trẻ em cấp kinh, tứ chi co quắp, đờm nhiều thở gấp, trong hầu có đờm kêu, vật vã không yên.
8. Mông thạch cổn đàm hoàn: Thanh mông thạch, Trầm hương, Đại hoàng, Hoàng cầm, Phác tiêu, cộng lại nghiền nhỏ, chế thành viên. Cách dùng Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày uống 2 lần Dùng nước sôi uống đa xuống, hoặc dùng túi vải cho vào sắc uống. Công dụng Tả đàm hoả. Chứng thích ứng Đàm nhiệt toả ở trên, ho suyễn nhiều đờm, thần chí mê mờ, đại tiện bí kết.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Danh từ tai biến mạch máu não dùng để chỉ chảy máu não, nhũn não và chảy máu màng não. Sở dĩ dùng danh từ chung đó là vì có khó khăn chấn đoán giữa chảy máu não và nhũn não. Trong điều trị cũng có phần xử trí chung cho tất cả các trường hợp. Thầy thuốc đứng trước một sự đã rồi nên không chủ động được. Trọng tâm của điều trị là cố gắng bảo vệ cơ thể đối với sự rối loạn do não gây ra và hạn chế di chứng tai hại khó tránh được. Vấn đề chính của y học là tìm cách ngăn ngừa tai biến mạch máu não và cũng là vấn đề khó khăn nhất. Thường xảy ra cho người lớn tuổi từ 45 đến 70, người trẻ hơn và già hơn thường ít bị.
1. Nguyên nhân. – Tăng huyết áp – Xơ cứng động mạch. – Tác động mạch não do hẹp van hai lá. – Phồng động mạch bẩm sinh trong não. – Các bệnh máu có chảy máu (bạch huyết cấp, suy tuỷ xương).
2. Triệu chứng. Thường xuất hiện đột ngột, có khi từ từ: Bệnh nhân đang khoẻ mạnh đột nhiên ngã ra hôn mê ngay. Khám thấy liệt nửa người; không liệt nếu chảy máu ở tiểu não. Có hội chứng màng não nếu chảy máu màng não. Hôn mê kéo dài từ 3 đến 7 ngày, trong khi đó bệnh nhân bí đái, bí ỉa, hoặc ỉa đái không tự chủ. Loét mông xảy ra rất nhanh.
3. Tiến triển. Bệnh nhân thường chết trong vòng 7 ngày hoặc tỉnh dần, ăn uống được trí tuệ trở lại, hiểu nhưng không nói được (dysarthrie). Phản xạ gân xương trở lại rồi tăng; liệt từ thể mềm chuyển sang thể cứng. Liệt chống đỡ dần, không khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh nhân có thể đi lại được.
4. Cơ chế sinh bệnh. Chảy máu não và nhũn não là hai mức độ của một quá trình giãn mạch, ứ máu sinh ra hiện tượng hồng cầu xuyên mạch (diapédèse) gây chảy máu và phù thũng. Hai yếu tố căn bản chi phối việc điều trị. – Máu ứ thành cục làm thoái hoá tổ chức não chung quanh như một khối u có thể lấy ra bằng phẫu thuật. – Phù thũng não gây ra các triệu chứng như liệt, hôn mê, chúng ta có thể đối phó với yếu tố này.
5. Xử trí khi bệnh nhân đã tỉnh. Chủ yếu là: – Chống teo cơ, cứng khớp, co gân bằng cách xoa bóp, cử động các chi cho bệnh nhân. -Tập cho bệnh nhân vận động, ngồi dậy, đi lại dần rồi tự làm lấy. -Tập cho bệnh nhân nói lại cho hết ngọng, viết lại. -Đó là công tác gay go, gian khổ cho gia đình và bệnh nhân. Cũng có bệnh nhân công tác lại được.
6. Phòng ngừa tai biến mạch máu não. Rất khó và không chắc chắn về phòng ngừa tăng huyết áp và xơ cứng động mạch là một việc mà hiện nay chưa giải quyết được. Tuy nhiên người ta biết một số nguyên nhân thuận lợi cho chảy máu não, cho nhũn não, tránh những nguyên nhân đó là do ngừa được tai biến mạch máu não. ở người huyết áp cao và người già trên 50 tuổi: – Tránh mọi sự gắng sức quá mạnh một cách đột ngột. – Tránh uống rượu. tránh bữa ăn quá sang. – Tránh thay đổi nhiệt độ quá nhanh (ban đêm, từ trong giường ấm áp ra ngoài chỗ lạnh), tránh gió lùa. Tránh cảm xúc mạnh (cơn tức giận).
Theo Đông Y – Châm cứu Điều trị nội khoa
Hành Trình Sự Sống – Tinh Trùng Và Trứng Sự Kết Hợp Hoàn Hảo
Đoạn phim mô tả một trong những cuộc hành trình đặc biệt nhất và quan trọng nhất của loài người. Đó là hành trình tạo hóa nên con người được mô tả sống động 3D bằng một câu chuyện kể từ lúc tinh …