Có người hỏi rằng : Tôi có ý tốt muốn giúp người khác tiến bộ hơn, tốt hơn nhưng hành động lại thiếu sáng suốt, người đó không những không hiểu ý tốt của tôi mà còn nghi ngờ và oán hận tôi nữa thì tôi nên làm như thế nào?
Làm thế nào để tôi sáng suốt hơn trong hành động để không gây hiểu nhầm so với ý tốt của mình?
Trên đường đời chúng ta đứng trước rất nhiều ngã ba suy ngẫm cần phải quyết định hướng đi, giây phút ra quyết định hành động từ 1 ý nghĩ hay nhiều ý nghĩ là rất quan trọng.
Một hành động không hợp lý , một hành động KHÔNG PHÙ HỢP vì Thiếu hiểu biết mà cứ nghĩ là mình đúng sẽ nhận lại Kết quả Không Như ý và cái kết quả này sẽ dạy cho Cái Tôi Con Người hiểu biết hơn về sự sai lầm của mình, mở thêm trí, sáng suốt hơn…nếu NGƯỜI ĐÓ có ý thức tiếp thu và học hỏi. Có Manh nha Biến Hóa thì sẽ có Hóa Thành, từ Cái này sẽ thành cái Khác.
Qủa báo ứng sẽ dội lại nặng hay nhẹ tùy theo tình ý của trường hợp sai lầm đó để dạy cho con người bài học . Hành động sai với ý tốt quả báo sẽ dội nhẹ hơn khi hành động sai với ý xấu. Vì kẻ hành động sai với ý xấu đã ngu muội hơn kẻ hành động sai với ý tốt nên phải chịu quả báo nặng hơn.
Chúng ta thường băn khoăn ở chỗ Có thể chúng ta có ý tốt muốn giúp người khác tiến bộ hơn nhưng làm sao để biết được SỰ LÊN ÁN HAY LỜI KHUYÊN , SỰ CHỈ DẠY của mình có đủ sáng suốt đúng đắn hay không ?
Vì phần đông ai cũng nghĩ cho mình là đúng trong chủ quan của mình, nghĩ rằng đúng mình mới làm, nhưng lỡ không đúng thì mình sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào ?
Đầu tiên chúng ta phải nắm đúng thông tin TÌNH LÝ , SỰ VIỆC, VẤN ĐỀ đang diễn ra, xác định PHẠM VI TÌNH LÝ và hình dung lại toàn bộ Tình lý trong Phạm Vi Tình lý đó. Đúng hay Sai TRONG PHẠM VI NÀO ?
Tiếp sau đó là Truy nguyên và Phân tích Tình lý trong Phạm Vi Tình lý đó, để nắm được cốt lõi vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp. Nhìn 1 vấn đề theo nhiều góc nhìn sẽ cho ta sự đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn.
Người Học Dịch khi Phân tích và đánh giá Tình Lý phải VÔ TƯ, KHÁCH QUAN không đặt ý riêng và không dùng cái “Riêng” , cái “Tôi” của mình để áp đặt lên Tình Lý đang phân tích.
Không ai TỰ NHIÊN SÁNG SUỐT QUYẾT ĐỊNH CÁI GÌ CŨNG ĐÚNG 100% , sẽ có những lúc SÁNG TRÍ, lúc Tối Trí, Lúc Rôí trí, đó là chuyện rất Bình thường theo quy luật ÂM DƯƠNG ĐỒNG DỊ, nhưng NGỌC CÀNG MÀI CÀNG SÁNG, NGƯỜI CÀNG RÈN LUYỆN CÀNG BẢN LĨNH.
Người với người hơn nhau ở Sự hiểu biết và Sáng suốt .
Qua những trải nghiệm, những bài học, sự chịu khó tìm tòi học hỏi, sự chịu khó dấn thân, chiêm nghiệm, bản thân mỗi người sẽ có thêm nhiều góc nhìn và sự minh triết cho mình. Đối với người học Dịch, không phải lúc nào cũng đúng được 100% nhưng có 1 điều phải luôn luôn ghi nhớ, Khi mình đúng phải biết tại sao mình đúng, lúc mình sai phải biết tại sao lại sai?
Bộ Môn Triết Dịch và GIAO DỊCH XÃ HỘI chính là một mảnh ghép rất quan trọng trên hành trình khai sáng sự Hiểu biết và sáng suốt của bạn. SỰ HỌC CHÍNH LÀ HÀNH TRANG KHÔNG THỂ THIẾU !