Bộ Môn Dịch Lý Báo Tin

Bộ Môn Chiêm Nghiệm

(Thực hành chứng minh trong mọi sinh hoạt đời thường)

Dịch lý được chứng minh, chiêm nghiệm bằng những công thức khoa học tân kỳ, diệu dụng, nhằm thỏa mãn tối đa mọi thắc mắc cho nhu cầu cuộc sống của bạn về tiên tri, tiên giác, tiến đoán, tiên lượng, tiên liệu. Phải học qua môn Triết Dịch rồi mới học Dịch Lý Báo Tin, hoặc học cùng lúc hai môn.

   GIẢNG VỀ :   ĐỒNG NHI DỊ

 TÌNH LÝ CƠ ĐỘNG

      ÂM PHÁP VÀ DƯƠNG PHÁP LUẬN

  1. Thiên Diện ‘Gian Lao’ Đang Thời Diễn Ra :    

        Truân      –     Bác      –     Ích

      Gian lao       Tiêu điều     Tiến ích

II, Phạm vi Tình Lý Cơ Động :

Bữa nọ, tại Thích Ca Phật Đài, có người du khách đi ngang qua 2 bà lão ăn mày và cho tiền.

Hỏi : Bà nào được tiền ?

Biết rằng ;

  • Bà A, ngồi dưới đất, đầu đội khăn, cầm nón lá rách đưa nón ra xin tiền mà không thèm van nài một lời nào.
  • Bà B, ngồi trên tấm ni-lon xanh, đầu trần, cầm cái thau nhựa (plastic) màu vàng, chìa thau ra van xin nài nỉ.
 
  1. Lý Luận :

Đọc Ý Tượng Dịch :        

   Truân           Bác            Ích

  Gian lao      Tiêu điều      Tiến ích

Biến Thông Danh Ý :        

  gian lao    –    mà không     –    được lợi

Kết luận : Bà B van xin nài nỉ 

(Gian lao) – nên không (Bác)  –  được tiền (Ích lợi)

Kết quả của kiểm chứng : bà A được cho tiền – bà B không được  tiền. 

  1. Luận Lý :
  1. Đây là 1 trường hợp Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác). Cũng vào 1 giờ, cùng giờ, cùng  1 giây phút, cùng một lúc mà có hai bà lão ăn mày, thế mà có bà được tiền, có bà không được tiền. Vậy, rõ ràng một Dịch Tượng chính nó không tốt cũng chẳng xấu, chẳng được cũng chẳng bị. Không nên định và hiểu chết nghĩa cho 1 Dịch Tượng nào được hoặc không được, xấu hoặc tốt, mà phải hiểu được và bị, xấu và tốt đều có thể xảy ra trong một Dịch Tượng tùy Tình lý chánh hoặc phó động.
  2. Sở dĩ bà A được tiền là vì phù hợp với Ý Tượng Dịch là Chánh Truân. Bà là Tình Lý Cơ Động , là Thiên Nhiên Chơn Dạng. Tổng quát, bà A có vẻ khổ cực, gian lao, tự nhiên đúng tư cách một kẻ ăn mày ngồi dưới đất, cầm nón lá rách : Truân, lại có đội khăn trên đầu (Tượng Khảmđộng, Hào 6 động). Bà A tuy Truân mà không van xin, nài nỉ, cứ lặng lẽ âm thầm (Bác), do đó, bà A được Ích. Hộ Tượng Bác là nguyên nhân để bà A được tiền. Bà A lọt ở cả Chánh và Hộ Tượng nên được Ích là phải : Gian khổ âm thầm có lợi hoặc Chánh Biến : Ăn mày (đội khăn) – mới được tiền.

Còn bà B chỉ có van xin nài nỉ là ở Truân nên phải gặp Bác –  Ích là không được tiền, bà B dầu cố tình van xin nài nỉ, khẩn thiết hay giả tạo thì vẫn bị Bác Ích vì nguyên nhân được tiền hay không được tiền chính là Hộ Tượng Bác : Tiêu điều, lợt lạt.

Tóm lại, dầu Tình Người và Tình Đời chân thật hay giả tạo thế nào cũng không thoát khỏi Luật Động Tĩnh của Dịch. Chính vì vậy, Người học Dịch mới căn cứ vào luật Động Tĩnh mà suy đoán thì chuyện gì mà không biết đúng. Nếu không biết thì chỉ tại Người học Dịch không muốn biết mà thôi.

  1. Tại sao hỏi ‘Bà nào được tiền ?’ mà câu trả lời lại là Bà B không được tiền??

Sự thật, khi lý luận, nếu chính lý, thì cho dù dùng phương pháp nào cũng đều đi đến kết quả như nhau, chẳng có gì lạ cả. Trả lời trực tiếp hay gián tiếp là tùy nhu cầu ở mỗi lúc của mỗi người, chứ không có định lệ bắt buộc. Có người theo Âm Pháp Luận thì cũng có kẻ theo Dương Pháp Luận. ÂM pháp hay Dương pháp đều có chỗ diệu dụng của nó.

  1. Đây chỉ là lúc người học Dịch thắc mắc thì nó ứng sự như vậy chứ lúc khác, giờ khác, ngày khác chẳng lẽ bà A cứ được tiền và bà B không được mãi sau ?! Lý luật Dịch Biến luôn luôn Đồng Dị Biến Hóa – Biến Hóa Đồng Dị kia mà !!

Lịch Khai Giảng các bộ môn đào tạo khác

show